1. Những đặc điểm chính:

          Xã Ea Siên được thành lập ngày 26/5/1992, theo Quyết định số 313/1992/QĐ-BTC của Ban tổ chức Chính phủ; Thực hiện Nghị định số 07/2008/NĐ - CP, ngày 23/12/2008 của Chính phủ, về việc chia tách đơn vị hành chính, thành lập thị xã Buôn hồ. Xã Ea siên nằm cách trung tâm thị xã Buôn Hồ 17 km về hướng Đông Nam. Ranh giới hành chính được xác định bởi:

- Phía Bắc giáp xã Ea DRông, Ea Blang;

- Phía Đông giáp xã  Krông Buk Huyện Krông Păk.

- Phía Nam giáp xã Bình thuận;

- Phía Tây giáp Phường Thống Nhất, Bình Tân.

+ Tổng số dân trên toàn xã có 1.413 hộ với 7.66 khẩu, gồm 6 dân tộc anh em cùng sinh sống (Kinh, Tày, Nùng, Ê đê, Dao, Xê Đăng), được chia thành 8 thôn, các thôn đều có chi bộ Đảng.

Dân cư trong xã chủ yếu là dân tộc thiểu số chiếm 87% dân số, trong đó dân tộc Nùng chiếm 69%, ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số như: Tày, Dao, Ê Đê, Xơ Đăng. Nguồn nhân lực chủ yếu sản xuất nông nghiệp; ngành nghề dịch vụ chiếm 7,3%. Tổng thu nhập bình quân đầu người hơn 35 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 4,9%.

Tôn giáo: Đồng bào theo đạo 196 hộ với 948 khẩu, chiếm tỷ lệ 13% dân số, trong đó: đạo Thiên chúa 128 hộ 620 khẩu sinh hoạt tại điểm Buôn lung II, đạo Tin lành 68 hộ 328 khẩu sinh hoạt tại điểm nhóm thôn 2A.

          + Cơ sở vật chất: Hệ thống đường giao thông toàn xã có 89 km, trong đó có 11,7 km đường liên xã từ Buôn Hồ - xã Ea Blang đi xã Ea Phê huyện Krông Păk. Từ Phường Thống nhất vào trung tâm xã 100% các thôn (buôn) có điện lưới quốc gia; toàn xã có 6 trường học, trong đó: cấp Mẫu Giáo 02, cấp Tiểu Học 3, cấp THCS 1; Trạm Y tế xã đạt chuẩn năm 2011; trụ sở Đảng ủy – HĐND - UBND xã đã được xây dựng khang trang; có Chợ trung tâm xã. Nhìn chung diện mạo nông thôn của xã đang từng bước đổi thay.

Hiện nay xã Ea Siên có 3.273 ha diện tích tự nhiên và 1.413 hộ 7.066 nhân khẩu, bao gồm 8 đơn vị thôn, buôn cụ thể:

+ Thôn 1a có: 542,2 ha diện tích tự nhiên và  311 hộ 1.169  nhân khẩu;

+ Thôn 1b có: 555,30 ha diện tích tự nhiên và  237 hộ 1.204  nhân khẩu;

+ Thôn 2a có: 214,75 ha diện tích tự nhiên và  202  hộ 964  nhân khẩu;

+ Thôn 2b có: 168,35 ha diện tích tự nhiên và  124  hộ  646  nhân khẩu;

+ Thôn 3 có: 296,60 ha diện tích tự nhiên và  136 hộ 662  nhân khẩu;

+ Thôn 7 có: 675,67 ha diện tích tự nhiên và 123 hộ 599  nhân khẩu;

+ Thôn 8 có: 408,00 ha diện tích tự nhiên và 110 hộ 530  nhân khẩu;

2.Lịch sử hình thành

Xã Ea Siên được thành lập ngày 26/5/1992, theo Quyết định số 313/1992/QĐ-BTC của Ban tổ chức Chính phủ; Thành lập xã Ea Siên trên cơ sở 1.700 ha diện tích tự nhiên với 1.000 nhân khẩu của xã Ea Drông; 950 ha diện tích tự nhiên với 500 nhân khẩu của xã Bình Thuận; 650 ha với 1.250 nhân khẩu của xã Thống Nhất; 100 ha diện tích tự nhiên của xã Ea Blang.
            Sau khi điều chỉnh địa giới:
            - Xã Ea Siên có 3.400 ha diện tích tự nhiên với 2.750 nhân khẩu; gồm Hợp tác xã Buôn Lung và cụm dân cư kinh tế mới.
            - Địa giới xã Ea Siên:

+ Phía đông giáp huyện Krông Pắc,

+ Phía Tây giáp xã Thống Nhất và xã Bình Thuận;

+ Phía Nam giáp xã Bình Thuận và huyện Krông Pắc;

+ Phía Bắc giáp xã Ea Blang và xã Ea Drông.

Cách đây hơn 27 năm về trước khu tại rừng Dút toàn cây dầu đá và lau sậy um tùm nằm cách trung tâm Buôn Hồ hơn 20km nhưng ít người đặt chân tới. Một bộ phận dân cư khoảng hơn 50 hộ gia đình người Tày, Nùng từ 2 tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng di cư vào lập nghiệp, khai phá đất hoang để làm nương rẫy. Những mái nhà tranh tạm mọc lên, những ngọn đèn dầu heo hắt và tiếng trẻ nhỏ khóc oe oe nghe đến não lòng. Trẻ em trong độ tuổi không được cắp sách đến trường, đồng bào sống trong cảnh tự cung, tự cấp, bệnh tật phần lớn là mời thầy cúng về đuổi ma, giải hạn. Người dân muốn đi chợ phải đi bộ hơn chục km đường rừng; cán bộ huyện muốn vào thăm dân cũng không thể đi xe vào được. Trước tình hình trên, UBND huyện Krông Buk lúc đó đã xin chủ trương của tỉnh và Trung ương cho thành lập xã mới lấy tên là xã Ea Siên (tên mà đồng bào Êđê đặt cho một con suối nhỏ chảy trong khu rừng Dút). Xã Ea Siên được thành lập năm 1992 lúc đó gồm hơn 50 hộ dân Tày, Nùng phía Bắc vào và toàn bộ Buôn Dlung của xã Thống Nhất, tổng cộng khoảng gần 300 hộ dân với hơn 2.000 nhân khẩu, là xã đặc biệt khó khăn của tỉnh. Không thể kể hết những vất vả, gian truân mà cán bộ và nhân dân Ea Siên lúc đó phải trải qua. Khi ấy người dân mỗi năm chỉ kiếm được dăm ba tạ bắp, vài chục ký đậu, nuôi vài con gà đủ sống qua ngày. Sau hơn 27 năm thành lập, nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự cần mẫn, vượt khó vươn lên của đồng bào các dân tộc trong xã, Ea Siên đã chuyển mình và trở thành một vùng đất trù phú, là vựa bắp và đậu của thị xã, dịch vụ, thương mại đang trên đà phát triển. Các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã được khôi phục, tổ chức hằng năm, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham gia; đời sống tinh thần của bà con đã thật sự đổi mới…

Từ trung tâm thị xã Buôn Hồ bây giờ vào Ea Siên chỉ còn khoảng hơn 15km, nếu đi theo con đường qua xã Ea Blang; còn nếu đi theo đường qua phường Thống Nhất thì khoảng hơn 20km nhưng toàn là đường nhựa, có đoạn đổ bê tông. Sau 27 năm thành lập, nhờ có Chương trình 135 của Chính phủ đối với xã đặc biệt khó khăn, hơn nữa bà con Tày, Nùng vào đây ai cũng chịu khó, tu chí làm ăn nên Ea Siên mới phát triển được như bây giờ. Khi thị xã Buôn Hồ được thành lập đã điều chỉnh lại địa giới xã Ea Siên, cắt Buôn Dlung về phường Thống Nhất. Cả xã giờ có 1.425 hộ, 7.335 khẩu; bà con Tày, Nùng chiếm trên 80%; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hiện còn 4,9%, chủ yếu là số hộ đồng bào dân tộc thiểu số. 100% đường liên thôn đã được trải nhựa hoặc đá dăm; một số hộ gia đình liên kết, hùn vốn mở HTX như: HTX khai thác đá xây dựng; HTX dịch vụ cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu.  Chương trình xây dựng nông thôn mới xã mới đạt được công nhận đạt chuẩn năm 2018 .

Hàng năm ở  Cao Lộc (Lạng Sơn) có lễ hoặc hội gì thì ở đây có lễ, hội đó như: Tết Thanh minh (mùng 3 – 3 al); tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch. Rằm mùng 6-6 âm lịch rằm tháng 7 ( ngày 14, 15); rằm tháng 8  ngày 15. Rằm tháng 10 ; Tết âm lịch; đặc biệt là lễ hội Hảng Pồ (Chợ đồi) vào ngày 28 tháng Giêng hằng năm. Trước đây những lễ hội này được người dân tổ chức tự phát, sau này được thị xã và xã đứng ra tổ chức rất vui vẻ, thu hút đông đảo khách trong và ngoài huyện đến dự và hàng nghìn bà con Tày, Nùng ở các huyện lân cận như: Krông Pak, M’Drak, Ea Kar, Krông Năng cũng đến tham gia góp vui.

3. Một số kết quả đã đạt được

* Về lĩnh vực kinh tế:

- Thực hiện chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đề án phát triển nông nghiệp toàn diện, gắn với ứng dụng khoa học công nghệ của thị xã Buôn hồ. Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã thống nhất triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ phù hợp tình hình thực tế của địa phương. Vận động các doanh nghiệp HTX, Tổ HTX, hộ gia đình đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất chế biến nông sản sau thu hoạch, đăng ký đề xuất hỗ trợ khuyến công, khuyến nông, của chính sách khuyến khích phát triển mối liên kết, giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, HTX. Để hỗ trợ kinh tế phát triển theo hướng tập trung có quy mô phù hợp. Tạo điều kiện để kinh tế tập thể, kinh tế hộ, kinh tế trang trại và doanh nghiệp ở nông thôn phát triển nhất là các doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản, cung cấp dịch vụ vật tư phục vụ cho nông nghiệp trên địa bàn có 2 doanh nghiệp tư nhân, 4 công ty TNHH, 2 HTX, 2Tổ HTX, Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã đáp ứng cơ bản nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa của nhân dân. Triển khai được 4 mô hình nông dân sản xuất giỏi kết hợp giữa sản xuất và chăn nuôi có hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn của xã. Hiện các HTX, tổ HTX, đang mở rộng ngành nghề, dịch vụ để đưa một số mô hình sản xuất chăn nuôi theo quy trình viet GAP, mô hình trồng bơ BOOT, mô hình gà thả vườn, mô hình tổ hợp tác liên kết, chăn nuôi dê theo quy mô tiêu chuẩn để sản xuất gắn với tiêu thụ. Nhìn chung các mô hình sản xuất đa dạng cây trồng vật nuôi đã lựa chọn, đáp ứng yêu cầu và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hiệu quả đã nâng cao được giá trị sản xuất. Tăng thu nhập cải thiện đời sống của nhân dân.

          Đã phối hợp tuyên truyền tư vấn và làm thủ tục, cho 18 lao động xuất khẩu lao động các thị trường Nhật Bản, Hàn quốc, Đài loan. Thu nhập bình quân 20 triệu/ người/tháng.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 chỉ 14 triệu đồng/người/năm nhưng đến năm 2018 thu nhập bình quân đầu người tăng lên đạt 35 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 2,5 lần)

 - Trong phát triển cơ sở hạ tầng: Hệ thống điện lưới đã kéo đến 11/11 thôn, buôn với số hộ dùng điện lưới 100%. Dịch vụ bưu chính, viễn thông hoạt động có hiệu quả, mạng lưới thông tin liên lạc được thông suốt. Đối với xây dựng đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi khác. Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, địa phương đã huy động sự đóng góp của Nhân dân để xây dựng trong 8 năm qua với tổng kinh phí 4,973 tỷ đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ trên 3,63 tỷ, Nhân dân góp 1,3 tỷ, hiến hàng trăm m2  đất và tham gia hàng ngàn ngày công), cụ thể như sau:

 + Đường trục xã được trải nhựa hóa 11,9 km/11,9 km

 + Đường trục thôn, buôn và liên thôn, buôn: Tổng chiều dài các tuyến đường

dài 39,55 km. Trong đó 33,59 km đã được cứng hóa (đổ đá dăm và cấp phối) và nhựa hóa, bê tông hóa 19,15 km còn 5,96 km chưa được cứng hoá.

-  Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa: Tổng chiều dài 5,54 km,

Trong đó:  có 3,86 km đã được bê tông hoá và cấp phối không lầy lội. Còn lại đường đất 1,69 km

  • Đường trục chính nội đồng tổng chiều dài 36,38 km.

Trong đó: có 26,26 km đã được cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện và còn lại 10,12 km  chưa được cứng hoá. Tuyến đường dài và dốc nên còn lầy lội vào mùa mưa nông dân đi vận chuyển nông sản khó khăn.

Nâng cấp sửa chữa hồ đập và xây dựng mới hệ thống kênh mương, tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng, nguồn vốn thị xã và xã; Xây dựng cơ sở vật chất văn hóa: Xây dựng nhà văn hóa xã: 3,100 tỷ đồng ngân sách cấp trên hỗ trợ, xây dựng được 02 nhà sinh hoạt thôn, buôn và nâng cấp sân bóng đá, Tổng kinh phí 600 triệu đồng, nhà nước hỗ trợ 300 triệu, huy động nhân dân đóng góp 300 triệu đồng, bê tông hóa sân hội trường thôn đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mới. Cùng với đó, trước nhu cầu thiết thực của người dân cần có hội trường để thuận tiện cho việc sinh hoạt, hội họp.

 - Trong lĩnh vực môi trường: Hiện nay có 1349 hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt 95%. Xã đã quy hoạch và xây dựng điểm trung chuyển rác thải, tổng kinh phí đầu tư 306 triệu đồng, kinh phí cấp trên hỗ trợ. Việc chôn cất, mai táng được thực hiện theo đúng quy hoạch. Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh môi trường thường xuyên đẩy mạnh; đồng thời phối hợp với cấp có thẩm quyền xử lý đối với các tổ chức, cá nhân gây ô nhiểm môi trường.

* Về lĩnh vực văn hóa xã hội: Có nhiều tiến bộ, trình độ dân trí từng bước được nâng cao, đời sống tinh thần của nhân dân không ngừng cải thiện.

 - Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển, trên địa bàn xã có 06 trường học gồm: 02 trường trung học cơ sở, 03 trường tiểu học, 02 trường mầm non công lập. Hiện nay, có 2/6 trường đạt chuẩn quốc gia, những năm qua các trường thường xuyên được quan tâm đầu tư duy tu, nâng cấp cơ sở vật chất với số tiền 957 triệu đồng. Chất lượng dạy và học có nhiều tiến bộ; tỷ lệ lên lớp của tiểu học hàng năm đạt 99%, tỷ lệ lên lớp của THCS đạt 100%; tỷ lệ học sinh khối lớp 5 được hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp đạt trên 99,2%, hiện nay xã đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.

- Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, chú trọng. Hệ thống y tế cơ bản đã được đầu tư hoàn thiện, trang thiết bị dụng cụ y tế cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho Nhân dân, Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Hiện nay, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 63%.

 - Hoạt động văn hóa, văn nghệ -TDTT được tổ chức thường xuyên, nội dung, hình thức phong phú. Toàn xã 06 nhà văn hóa cộng đồng và hội trường thôn, có 04 điểm vui chơi cho trẻ em và người cao tuổi, phục vụ được một phần nhu cầu thể dục thể thao của người dân trong thôn, buôn vui chơi giải trí, thể dục thể thao góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho Nhân dân trên địa bàn xã. Trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa, xã có 10/11 thôn, buôn được công nhận và giữ vững danh hiệu thôn, buôn văn hoá, đạt tỷ lệ 91% ; có 1156/1420 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa, đạt 82%.

- Công tác an sinh xã hội luôn được quan tâm thực hiện. Các chế độ chính sách đối với người có công, thân nhân liệt sỹ, thương binh, gia đình chính sách, người tàn tật, người cao tuổi, người nghèo v.v.. được thực hiện đảm bảo. Công tác tuyên truyền, vận động giúp nhau phát triển kinh tế, nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cũng luôn chú trọng. Trong 08 năm, đã xóa 17 nhà tạm; hộ nghèo toàn xã giảm còn 71 hộ (4,9%); hộ cận nghèo trên địa bàn 142 hộ (10%).

- Công tác dân tộc, tôn giáo được triển khai thực hiện đảm bảo; nhu cầu chính đáng của các tổ chức tôn giáo được địa phương quan tâm, tạo điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.

* Về lĩnh vực quốc phòng - an ninh: Tình hình an ninh chính trị luôn giữ vững ổn định; trật tự an toàn xã hội được kiềm chế. Hàng năm vận động thanh niên tham gia lên đường nhập ngũ đều đạt trên 100% chỉ tiêu trên giao; công tác xây dựng và huấn luyện lực lượng dân quân đảm bảo đúng kế hoạch.

* Về công tác xây dựng hệ thống tổ chức chính trị: Luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Hiện nay, Đảng bộ xã có 20 chi bộ trực thuộc, trong đó có 11 chi bộ thôn, buôn, 06 chi bộ trường học, 01 chi bộ y tế, 01 Chi bộ quân sự , 01 chi bộ Công an xã, với 252 đảng viên. Để củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức được tham gia các lớp đào tạo để nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như lý luận chính trị. Đội ngũ cán bộ, công chức đã cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ đại học đạt 64%, trình độ lý luận chính trị đạt 72%. Cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới, thành phần dân tộc thiểu số cũng được thực hiện đảm bảo, tỷ lệ cán bộ, công chức nữ chiếm 28%. Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ vững về chuyên môn, nghiệp vụ, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể từ xã đến thôn, buôn luôn tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tích cực nghiên cứu, học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Gắn với tổ chức triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII; phát huy vai trò giám sát, phản biện, góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, đúng đắng của cấp ủy, quản lý điều hành của chính quyền cùng với tinh thần phối hợp tổ chức thực hiện của Mặt trận, đoàn thể từ xã đến thôn, buôn. Hàng năm, có 95% chi bộ trực thuộc đạt trong sạch vững mạnh; Đảng bộ xã luôn được cấp trên công nhận danh hiệu trong sạch vững mạnh

Với những kết quả đã đạt được như trên, xã Ea Siên đã được UBND tỉnh Đắk Lắk công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2018 theo Quyết định số: 3601/QĐ - UBND  ngày 28 tháng 12 năm 2018 về việc công nhận xã Ea Siên, Thị xã Buôn Hồ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018.

4. Một số món ăn và bánh truyền thống của địa phương

Thịt heo quay

Heo quay là món ăn đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ của người Tày, Nùng ở Ea Siên. Tuỳ vào quy mô của sự kiện người ta sẽ quay những con heo với trọng lượng khác nhau: các dịp tết Thanh minh (3/3 âm lịch), So loọc (6-6 âm lịch), Slíp slí (14-7 âm lịch), thường thì 5-6 gia đình sẽ cùng nhau đụng 1 con heo khoảng từ 40-50kg móc hàm; trong lễ cưới người ta thường quay 3-4 con heo, mỗi con nặng từ 70-80kg, thậm chí có gia đình quay heo nặng hơn tạ.

Thời gian quay heo tuỳ vào trọng lượng của heo và mức độ toả nhiệt của than, thường con heo khoảng 40-50kg móc hàm thường quay trong vòng 3-4 tiếng. Quy trình quay heo gồm: Thịt heo, làm sạch; mổ bụng, moi hết nội tạng; xiên đòn từ khấu đuôi lên thẳng mồm con heo, lấy lạt buộc cố định chân, buộc cố định xương sống vào đòn; tẩm ướp gia vị (lá mác mật, giấm, muối…) rồi cho vào trong bụng và khâu lại; cho heo vào quay trên than hồng khoảng 10-15’ rồi nhấc ra, đem nước nóng có pha mật ong lau qua để khi heo chín bì có màu vàng và giòn; tiếp tục cho heo vào quay đều trên than hồng, trong quá trình quay chú ý điều chỉnh than để nhiệt toả đều; khi bì heo chín phải dùng cây nhọn để châm vào để bì không bị nứt; khi heo chín tới người ta nhấc ra đợi đến khi nguội thì chặt, lúc chặt người ta xếp lớp bì lên mặt đĩa cho đẹp và dễ ăn. Thịt heo quay chấm với nước xì dầu là ngon nhất

Thịt vịt quay

Vịt quay là món ăn ngon nổi tiếng ở Ea Siên. Để có được con vịt quay ngon người ta phải chọn loại vịt bầu, giống vịt mình to thịt dầy. Một con vịt thường được quay từ 40-60 phút, tuỳ thuộc vào trọng lượng vịt và mức độ nóng của than. Quy trình quay vịt gồm: Thịt vịt, làm sạc lông, moi hết nội tạng; xiên đòn từ dưới phao câu lên ức con vịt, buộc cố định chân và cổ vào đòn; cho gia vị vào bụng vịt (lá mác mật, gừng băm nhỏ, tàu choong, giấm, muối…) rồi khâu kín lại; đem quay vịt trên than hồng, khi bì vịt nóng lên người ta bắc ra và quét mật ong đều, để khi chín bì vịt có màu vàng và thơm; tiếp đó người ta quay đến khi thịt chín tới thì nhấc ra, chờ vịt bớt nhiệt thì đem chặt.

Khau nhục

Khau nhục là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ của người Tày, Nùng nhất là trong đám cưới. Quy trình làm khau nhục rất công phu và cầu kỳ: Chọn thịt heo ba chỉ, độ dày thịt vừa phải, trọng lượng một miếng khoảng 0,5-0,6kg; cạo sạch lông rồi luộc chín thịt; dùng que nhọn châm khắp bì rồi ngâm miếng thịt vào chậu giấm; tẩm miếng thịt trong gia vị gồm húng lìu, xì dầu, nước mắm; chao vàng miếng thịt; gia vị đi kèm với khau nhục bao gồm tàu soi, tàu choong, tàu phù nhĩ, khoai môn hoặc khoai lang, tỏi giã nhuyễn… (để gia vị lót dưới đáy bát, đặt miếng khau nhục lên trên); thái miếng thịt thành 10 miếng (tương ứng 1 mâm cỗ có 10 người), đặt thịt lên trên da vị; lật bát khau nhục vào một bát khác, để phần thịt nằm ở dưới, gia vị nằm bên trên; cho khau nhục vào nồi hấp cách thuỷ khoảng 3-4 giờ, khi nào thịt chín nhừ là xong; khi ăn người ta lật khau nhục sang một bát khác để gia vị nằm bên dưới, thịt nằm bên trên.

          Bánh lá gai

Bánh gai là một thứ quà quê quen thuộc với nhiều người. Bánh gai Hải Dương ngon có tiếng, bánh ít lá gai Nam bộ cũng thật hấp dẫn… nhưng bánh gai của người Tày, Nùng thì phải nói khá là đặc biệt.

 

           Bánh gai gắn liền với một truyền thuyết. Người dân nơi đây vẫn kể rằng vào thời vua Lý Thái Tông (đầu thế kỷ 10), giặc Tống sang xâm lược nước ta, thủ lĩnh của người Cao Bằng là Nùng Trí Cao đã chỉ huy quân dân vùng biên ải đánh giặc. Đồng bào làm bánh gai cho các chiến binh đem theo làm lương khô ra trận. Bánh được xâu thành từng cặp để đeo bên người cho tiện cho nên người Tày, Nùng gọi là pẻng tải (bánh đeo). 
         Gạo để làm bánh phải là loại nếp ngon, không lẫn tẻ, có vậy bánh mới mềm và dai, ăn không cứng. Nếp được ngâm chừng một buổi cho no nước, xay trong cối đá thành một thứ bột đặc sánh, đựng trong túi vải, treo lên cho róc nước.
        Lá gai đã được hái về từ trước, tước bỏ gân lá, phơi khô. Lá khô đem ninh, khi đun bỏ thêm chút vôi tôi cho mau nhừ. Xong, rửa sạch, vắt khô, thái mịn. Đường phên (một loại đường thẻ, miếng to chừng bàn tay) đun cho sôi chảy rồi trộn với lá gai thành một thứ mật sền sệt. Người ta nhào mật này với bột cho đều rồi đem giã trong cối đá cho thật nhuyễn.
        Bột giã xong có màu xanh đen, mịn màng, dẻo quánh. Mùi nếp, mùi mật, mùi lá gai quyện vào nhau thơm nức.
         Bánh gai gói bằng lá chuối, hình dẹt. Nhân bánh gai được làm bằng lạc rang giã nhỏ hoặc đỗ xanh trộn đường. Bánh hấp trong chõ như đồ xôi. Từ lúc nước sôi cho đến khi bánh chín, chừng tàn
         Khi ăn, không thể lột bỏ lá bánh một cách vội vàng được. Phải thong thả tước lá thành từng sợi để bánh khỏi dính theo lá. Chiếc bánh bóc ra đen nhánh, mịn màng như một lát thạch. Bánh có vị ngọt sắc của đường, vị dẻo thơm của nếp và lá gai, vị bùi của nhân đậu. Ăn không ngấy.
         Bánh gai có thể để nhiều ngày mà không sợ mốc. Nếu để lâu, bánh khô, người ta có thể đem nướng trên than hồng, bánh nở phồng, ăn vẫn ngon. Hoặc có thể đem rán lại cho bánh mềm, ăn có vị ngon riêng.
        Trước kia, người Tày Nùng thường chỉ làm bánh gai vào dịp rằm tháng bảy, vừa để cúng tổ tiên, ông bà vừa để ôn lại câu chuyện về những ngày hào hùng xưa kia. Giờ đây bánh trở thành một món quà dân dã, thường có bán trong những ngày chợ phiên, những quán nước.

 

Bánh tro

Bánh tro thường được làm vào dịp tết  Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch), người Tày - Nùng làm bánh tro (bánh gio) để cúng tổ tiên. Đây là một nét ẩm thực rất độc đáo, món ăn hấp dẫn không thể thiếu của người Tày – Nùng trong dịp tết này.

Theo dân gian, khi ăn bánh tro và một ít hoa quả trong bữa ăn sáng của ngày Tết Đoan Ngọ thì  sẽ diệt được sâu bọ, giun sán trong người. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là "Tết giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài gây hại cho cây trồng. Bánh tro, ngay cái tên gọi đã khiến người nghe liên tưởng đến một món ăn đậm chất của Người Tày - Nùng. Thực vậy, cũng như những món bánh khác, bánh tro là một món ăn dân dã, mộc mạc, dễ làm và rất ngon.

Nguyên liệu để làm bánh gồm: gạo nếp, nước tro, nước vôi trong, lá cây chít hoặc lá dong, lá chuối. Gạo để làm bánh phải là loại gạo nếp cái hoa vàng, vo gạo rồi để ráo nước. Nước tro hòa với nước vôi trong có màu vàng hổ phách mới đạt yêu cầu, sau đó cho gạo vào ngâm đến khi nước ngấm vào gạo. Khi vớt gạo lên để gói bánh cần phải rửa qua nước, cho thêm một chút muối và để ráo. Lá dùng để gói bánh tro được luộc qua, tước hết phần gân lá cho mềm, dai và dễ gói hơn. Lá phải được lau khô trước khi gói bánh.

Người dân Tày Nùng thường gói bánh dài giống như chiếc chuôi liềm, hoặc hình khối tam giác. Khi buộc bánh cũng không được chật quá để khi luộc hạt gạo có thể nở và chín đều. Nước luộc bánh cũng cho một ít nước tro, đổ nước ngập hơn bánh ít nhất khoảng 10 - 20 cm. Bánh được luộc từ 3 - 5 giờ và vớt ra để nguội. Bánh tro có thể để được lâu ngày.

Một chiếc bánh tro đạt yêu cầu phải tạo được cảm giác ngon ngay từ khi mới bóc ra, cắt từng miếng nhỏ, chấm với đường mật mía. Khi đưa miếng bánh tro vào miệng bao giờ cũng cảm nhận cái hương vị mát đầu tiên của bánh rồi đến vị ngọt của mật mía quyện cùng vị dẻo của gạo nếp. Đó là vị riêng có của bánh tro của Người Tày - Nùng.

Xôi bảy màu

Đây là món ăn được làm vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm hay còn gọi là tết thanh minh. Xôi bảy màu của người tày nùng ngoài giá trị ẩm thực còn có giá trị về tâm linh sâu sắc

 Bảy màu của xôi (hồng, đỏ tươi, đỏ thắm, xanh cửu long, xanh vàng, xanh lá chuối, vàng) thường được tạo ra từ các loại cây lá (cây cẩm hoa, cây hoa vàng, cây nghệ…).  Nguyên liệu làm xôi vàng là hoa cay hoa vàng đã được phơi khô, khi dùng thì mang ra luộc lấy nước với một ít muối, nếu nhiều muối thì xẽ bị nhạt màu, sau đó lọc để nguội rồi đem ngâm gạo. Xôi đỏ tươi thì dùng lá xôi đũa luộc kỹ, cũng lọc lấy nước để nguội rồi dùng để ngâm gạo. Loại xôi tím cũng dùng lá xôi đũa nhưng đem giã với tro bếp. Trước khi giã đem đốt qua lửa cho héo. Lượng tro cũng cho vừa phải nhưng phải là tro than củi, còn tro cỏ rác, rơm rạ thì không được vì nó không có độ mặn, chất màu không ngấm sâu, xôi sẽ bị bạc màu. Xôi màu xanh nước biển thì dùng lá xôi hoa giã với tro bếp, lọc rồi đem ngâm gạo nếp, khi đồ sẽ ra màu xanh nước biển. Nhưng lượng tro và thời gian ngâm cũng vừa phải, làm sao khi vớt gạo ra có màu xanh lơ đến khi đồ thì vừa, nếu khi vớt gạo mà đã có màu xanh nước biển thì xôi lên sẽ ngả màu quá đậm, chuyển sang màu chàm. Xôi màu xanh lá gừng thì cách làm phức tạp hơn. Phải dùng gạo nếp đã ngâm ra màu vàng rồi mới lại ngâm nước xôi hoa loại màu xanh nước biển với lượng vừa phải. Nếu thiếu nước tro lá xôi hoa thì sẽ ra màu nõn chuối hoặc nếu nước xôi hoa quá nhiều thì cũng tạo màu xanh đậm, không đẹp. Xôi màu nâu cũng phức tạp như xôi màu xanh lá gừng. Trước hết phải ngâm gạo nếp màu đỏ cờ. Sau đó lại đem ngâm nước lá xôi đũa giã gio, một giờ sau vớt ra sẽ ra màu nâu. Cuối cùng là xôi đỏ thẫm. Xôi này khó nên rất ít người làm. Loại xôi này phải dùng gạo nếp đã nhuộm đỏ sau đó ngâm với lá xôi hoa với một tỷ lệ ít. Thông thường ngâm nước xôi hoa lần thứ hai. Khi ngâm gạo nếp màu đỏ sẽ giảm màu cờ tạo thành màu đỏ thẫm, không phải màu nâu, cũng không phải màu tím mà là màu đen thẫm. 

          Gạo nấu xôi là loại gạo nếp hạt to, dài. Trước khi nấu, nếp nương được ngâm trong nước khoảng 12 giờ, sau đó cho nước màu được làm từ các loại cây lá trong rừng vào ngâm khoảng 3 giờ nữa cho ngấm màu. Tiếp đó, gạo được đãi lại rồi để riêng mỗi màu một góc trong nồi. Xôi được nấu trong khoảng 1,5- 2 giờ. 

Bánh dầy là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, bánh mỗi vùng miền lại có mùi vị, cách chế biến khác nhau. Bánh dầy của người Tày và người Nùng, xã Ea Siên thị xã Buôn Hồ cũng có những đặc trưng rất riêng biệt.

Nguyên liệu làm bánh gồm gạo nếp nương, các loại củ quả, lá cây trên rừng như củ nghệ, lá cây kim lông. Bánh dầy của người Nùng, Tày có rất nhiều màu sắc, hương vị: màu trắng, vàng, đỏ. Nếu để làm bánh dầy đơn giản từ gạo, có màu trắng thì lựa gạo nếp nương loại ngon để làm. Còn nếu muốn tạo ra bánh màu vàng, đỏ thì dùng củ nghệ, lá cây kim lông đem giã hoặc đun sôi lọc lấy nước. Đem nước này ngâm với gạo đã vo sạch, ngâm qua đêm. Sáng hôm sau đem gạo đã ngấm màu nước nghệ, lá kim lông đi đồ kỹ. Khi được đem giã trong cối đá, dùng chày tre để giã. Đây là công việc đòi hỏi sức vóc, muốn giã được phải 2 người cùng đứng giã. Nếu giã không nhuyễn ăn thấy hạt gạo, sẽ mất ngon. Khi giã bánh xong, người ta đem nặn bánh thành nhiều hình thù, kích thước khác nhau, có cái to bằng bàn tay, có cái to bằng cái đĩa, có cái hình tròn, có cái dài hình bầu dục...

Bánh dầy nơi đây được làm hoàn toàn thủ công từ bàn tay khéo léo của người dân tộc Tày, Nùng. Bánh có mùi thơm của gạo, màu sắc bắt mắt của các loại rau, củ, quả. Khi ăn vào thấy vị thanh thanh, thơm mát.

Bánh thể hiện lòng biết ơn của người dân tộc vùng cao đối với cha ông và đất trời xứ sở. Đồng thời mang ý nghĩa tổng kết sau một năm thu hoạch. Mỗi gia đình đều làm bánh mời các nhà khác đến ăn, chúc tụng nhau một năm làm ăn thắng lợi./.

1. Những đặc điểm chính:

          Xã Ea Siên được thành lập ngày 26/5/1992, theo Quyết định số 313/1992/QĐ-BTC của Ban tổ chức Chính phủ; Thực hiện Nghị định số 07/2008/NĐ - CP, ngày 23/12/2008 của Chính phủ, về việc chia tách đơn vị hành chính, thành lập thị xã Buôn hồ. Xã Ea siên nằm cách trung tâm thị xã Buôn Hồ 17 km về hướng Đông Nam. Ranh giới hành chính được xác định bởi:

- Phía Bắc giáp xã Ea DRông, Ea Blang;

- Phía Đông giáp xã  Krông Buk Huyện Krông Păk.

- Phía Nam giáp xã Bình thuận;

- Phía Tây giáp Phường Thống Nhất, Bình Tân.

+ Tổng số dân trên toàn xã có 1.413 hộ với 7.66 khẩu, gồm 6 dân tộc anh em cùng sinh sống (Kinh, Tày, Nùng, Ê đê, Dao, Xê Đăng), được chia thành 8 thôn, các thôn đều có chi bộ Đảng.

Dân cư trong xã chủ yếu là dân tộc thiểu số chiếm 87% dân số, trong đó dân tộc Nùng chiếm 69%, ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số như: Tày, Dao, Ê Đê, Xơ Đăng. Nguồn nhân lực chủ yếu sản xuất nông nghiệp; ngành nghề dịch vụ chiếm 7,3%. Tổng thu nhập bình quân đầu người hơn 35 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 4,9%.

Tôn giáo: Đồng bào theo đạo 196 hộ với 948 khẩu, chiếm tỷ lệ 13% dân số, trong đó: đạo Thiên chúa 128 hộ 620 khẩu sinh hoạt tại điểm Buôn lung II, đạo Tin lành 68 hộ 328 khẩu sinh hoạt tại điểm nhóm thôn 2A.

          + Cơ sở vật chất: Hệ thống đường giao thông toàn xã có 89 km, trong đó có 11,7 km đường liên xã từ Buôn Hồ - xã Ea Blang đi xã Ea Phê huyện Krông Păk. Từ Phường Thống nhất vào trung tâm xã 100% các thôn (buôn) có điện lưới quốc gia; toàn xã có 6 trường học, trong đó: cấp Mẫu Giáo 02, cấp Tiểu Học 3, cấp THCS 1; Trạm Y tế xã đạt chuẩn năm 2011; trụ sở Đảng ủy – HĐND - UBND xã đã được xây dựng khang trang; có Chợ trung tâm xã. Nhìn chung diện mạo nông thôn của xã đang từng bước đổi thay.

Hiện nay xã Ea Siên có 3.273 ha diện tích tự nhiên và 1.413 hộ 7.066 nhân khẩu, bao gồm 8 đơn vị thôn, buôn cụ thể:

+ Thôn 1a có: 542,2 ha diện tích tự nhiên và  311 hộ 1.169  nhân khẩu;

+ Thôn 1b có: 555,30 ha diện tích tự nhiên và  237 hộ 1.204  nhân khẩu;

+ Thôn 2a có: 214,75 ha diện tích tự nhiên và  202  hộ 964  nhân khẩu;

+ Thôn 2b có: 168,35 ha diện tích tự nhiên và  124  hộ  646  nhân khẩu;

+ Thôn 3 có: 296,60 ha diện tích tự nhiên và  136 hộ 662  nhân khẩu;

+ Thôn 7 có: 675,67 ha diện tích tự nhiên và 123 hộ 599  nhân khẩu;

+ Thôn 8 có: 408,00 ha diện tích tự nhiên và 110 hộ 530  nhân khẩu;

2.Lịch sử hình thành

Xã Ea Siên được thành lập ngày 26/5/1992, theo Quyết định số 313/1992/QĐ-BTC của Ban tổ chức Chính phủ; Thành lập xã Ea Siên trên cơ sở 1.700 ha diện tích tự nhiên với 1.000 nhân khẩu của xã Ea Drông; 950 ha diện tích tự nhiên với 500 nhân khẩu của xã Bình Thuận; 650 ha với 1.250 nhân khẩu của xã Thống Nhất; 100 ha diện tích tự nhiên của xã Ea Blang.
            Sau khi điều chỉnh địa giới:
            - Xã Ea Siên có 3.400 ha diện tích tự nhiên với 2.750 nhân khẩu; gồm Hợp tác xã Buôn Lung và cụm dân cư kinh tế mới.
            - Địa giới xã Ea Siên:

+ Phía đông giáp huyện Krông Pắc,

+ Phía Tây giáp xã Thống Nhất và xã Bình Thuận;

+ Phía Nam giáp xã Bình Thuận và huyện Krông Pắc;

+ Phía Bắc giáp xã Ea Blang và xã Ea Drông.

Cách đây hơn 27 năm về trước khu tại rừng Dút toàn cây dầu đá và lau sậy um tùm nằm cách trung tâm Buôn Hồ hơn 20km nhưng ít người đặt chân tới. Một bộ phận dân cư khoảng hơn 50 hộ gia đình người Tày, Nùng từ 2 tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng di cư vào lập nghiệp, khai phá đất hoang để làm nương rẫy. Những mái nhà tranh tạm mọc lên, những ngọn đèn dầu heo hắt và tiếng trẻ nhỏ khóc oe oe nghe đến não lòng. Trẻ em trong độ tuổi không được cắp sách đến trường, đồng bào sống trong cảnh tự cung, tự cấp, bệnh tật phần lớn là mời thầy cúng về đuổi ma, giải hạn. Người dân muốn đi chợ phải đi bộ hơn chục km đường rừng; cán bộ huyện muốn vào thăm dân cũng không thể đi xe vào được. Trước tình hình trên, UBND huyện Krông Buk lúc đó đã xin chủ trương của tỉnh và Trung ương cho thành lập xã mới lấy tên là xã Ea Siên (tên mà đồng bào Êđê đặt cho một con suối nhỏ chảy trong khu rừng Dút). Xã Ea Siên được thành lập năm 1992 lúc đó gồm hơn 50 hộ dân Tày, Nùng phía Bắc vào và toàn bộ Buôn Dlung của xã Thống Nhất, tổng cộng khoảng gần 300 hộ dân với hơn 2.000 nhân khẩu, là xã đặc biệt khó khăn của tỉnh. Không thể kể hết những vất vả, gian truân mà cán bộ và nhân dân Ea Siên lúc đó phải trải qua. Khi ấy người dân mỗi năm chỉ kiếm được dăm ba tạ bắp, vài chục ký đậu, nuôi vài con gà đủ sống qua ngày. Sau hơn 27 năm thành lập, nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự cần mẫn, vượt khó vươn lên của đồng bào các dân tộc trong xã, Ea Siên đã chuyển mình và trở thành một vùng đất trù phú, là vựa bắp và đậu của thị xã, dịch vụ, thương mại đang trên đà phát triển. Các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã được khôi phục, tổ chức hằng năm, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham gia; đời sống tinh thần của bà con đã thật sự đổi mới…

Từ trung tâm thị xã Buôn Hồ bây giờ vào Ea Siên chỉ còn khoảng hơn 15km, nếu đi theo con đường qua xã Ea Blang; còn nếu đi theo đường qua phường Thống Nhất thì khoảng hơn 20km nhưng toàn là đường nhựa, có đoạn đổ bê tông. Sau 27 năm thành lập, nhờ có Chương trình 135 của Chính phủ đối với xã đặc biệt khó khăn, hơn nữa bà con Tày, Nùng vào đây ai cũng chịu khó, tu chí làm ăn nên Ea Siên mới phát triển được như bây giờ. Khi thị xã Buôn Hồ được thành lập đã điều chỉnh lại địa giới xã Ea Siên, cắt Buôn Dlung về phường Thống Nhất. Cả xã giờ có 1.425 hộ, 7.335 khẩu; bà con Tày, Nùng chiếm trên 80%; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hiện còn 4,9%, chủ yếu là số hộ đồng bào dân tộc thiểu số. 100% đường liên thôn đã được trải nhựa hoặc đá dăm; một số hộ gia đình liên kết, hùn vốn mở HTX như: HTX khai thác đá xây dựng; HTX dịch vụ cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu.  Chương trình xây dựng nông thôn mới xã mới đạt được công nhận đạt chuẩn năm 2018 .

Hàng năm ở  Cao Lộc (Lạng Sơn) có lễ hoặc hội gì thì ở đây có lễ, hội đó như: Tết Thanh minh (mùng 3 – 3 al); tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch. Rằm mùng 6-6 âm lịch rằm tháng 7 ( ngày 14, 15); rằm tháng 8  ngày 15. Rằm tháng 10 ; Tết âm lịch; đặc biệt là lễ hội Hảng Pồ (Chợ đồi) vào ngày 28 tháng Giêng hằng năm. Trước đây những lễ hội này được người dân tổ chức tự phát, sau này được thị xã và xã đứng ra tổ chức rất vui vẻ, thu hút đông đảo khách trong và ngoài huyện đến dự và hàng nghìn bà con Tày, Nùng ở các huyện lân cận như: Krông Pak, M’Drak, Ea Kar, Krông Năng cũng đến tham gia góp vui.

3. Một số kết quả đã đạt được

* Về lĩnh vực kinh tế:

- Thực hiện chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đề án phát triển nông nghiệp toàn diện, gắn với ứng dụng khoa học công nghệ của thị xã Buôn hồ. Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã thống nhất triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ phù hợp tình hình thực tế của địa phương. Vận động các doanh nghiệp HTX, Tổ HTX, hộ gia đình đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất chế biến nông sản sau thu hoạch, đăng ký đề xuất hỗ trợ khuyến công, khuyến nông, của chính sách khuyến khích phát triển mối liên kết, giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, HTX. Để hỗ trợ kinh tế phát triển theo hướng tập trung có quy mô phù hợp. Tạo điều kiện để kinh tế tập thể, kinh tế hộ, kinh tế trang trại và doanh nghiệp ở nông thôn phát triển nhất là các doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản, cung cấp dịch vụ vật tư phục vụ cho nông nghiệp trên địa bàn có 2 doanh nghiệp tư nhân, 4 công ty TNHH, 2 HTX, 2Tổ HTX, Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã đáp ứng cơ bản nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa của nhân dân. Triển khai được 4 mô hình nông dân sản xuất giỏi kết hợp giữa sản xuất và chăn nuôi có hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn của xã. Hiện các HTX, tổ HTX, đang mở rộng ngành nghề, dịch vụ để đưa một số mô hình sản xuất chăn nuôi theo quy trình viet GAP, mô hình trồng bơ BOOT, mô hình gà thả vườn, mô hình tổ hợp tác liên kết, chăn nuôi dê theo quy mô tiêu chuẩn để sản xuất gắn với tiêu thụ. Nhìn chung các mô hình sản xuất đa dạng cây trồng vật nuôi đã lựa chọn, đáp ứng yêu cầu và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hiệu quả đã nâng cao được giá trị sản xuất. Tăng thu nhập cải thiện đời sống của nhân dân.

          Đã phối hợp tuyên truyền tư vấn và làm thủ tục, cho 18 lao động xuất khẩu lao động các thị trường Nhật Bản, Hàn quốc, Đài loan. Thu nhập bình quân 20 triệu/ người/tháng.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 chỉ 14 triệu đồng/người/năm nhưng đến năm 2018 thu nhập bình quân đầu người tăng lên đạt 35 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 2,5 lần)

 - Trong phát triển cơ sở hạ tầng: Hệ thống điện lưới đã kéo đến 11/11 thôn, buôn với số hộ dùng điện lưới 100%. Dịch vụ bưu chính, viễn thông hoạt động có hiệu quả, mạng lưới thông tin liên lạc được thông suốt. Đối với xây dựng đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi khác. Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, địa phương đã huy động sự đóng góp của Nhân dân để xây dựng trong 8 năm qua với tổng kinh phí 4,973 tỷ đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ trên 3,63 tỷ, Nhân dân góp 1,3 tỷ, hiến hàng trăm m2  đất và tham gia hàng ngàn ngày công), cụ thể như sau:

 + Đường trục xã được trải nhựa hóa 11,9 km/11,9 km

 + Đường trục thôn, buôn và liên thôn, buôn: Tổng chiều dài các tuyến đường

dài 39,55 km. Trong đó 33,59 km đã được cứng hóa (đổ đá dăm và cấp phối) và nhựa hóa, bê tông hóa 19,15 km còn 5,96 km chưa được cứng hoá.

-  Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa: Tổng chiều dài 5,54 km,

Trong đó:  có 3,86 km đã được bê tông hoá và cấp phối không lầy lội. Còn lại đường đất 1,69 km

  • Đường trục chính nội đồng tổng chiều dài 36,38 km.

Trong đó: có 26,26 km đã được cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện và còn lại 10,12 km  chưa được cứng hoá. Tuyến đường dài và dốc nên còn lầy lội vào mùa mưa nông dân đi vận chuyển nông sản khó khăn.

Nâng cấp sửa chữa hồ đập và xây dựng mới hệ thống kênh mương, tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng, nguồn vốn thị xã và xã; Xây dựng cơ sở vật chất văn hóa: Xây dựng nhà văn hóa xã: 3,100 tỷ đồng ngân sách cấp trên hỗ trợ, xây dựng được 02 nhà sinh hoạt thôn, buôn và nâng cấp sân bóng đá, Tổng kinh phí 600 triệu đồng, nhà nước hỗ trợ 300 triệu, huy động nhân dân đóng góp 300 triệu đồng, bê tông hóa sân hội trường thôn đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mới. Cùng với đó, trước nhu cầu thiết thực của người dân cần có hội trường để thuận tiện cho việc sinh hoạt, hội họp.

 - Trong lĩnh vực môi trường: Hiện nay có 1349 hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt 95%. Xã đã quy hoạch và xây dựng điểm trung chuyển rác thải, tổng kinh phí đầu tư 306 triệu đồng, kinh phí cấp trên hỗ trợ. Việc chôn cất, mai táng được thực hiện theo đúng quy hoạch. Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh môi trường thường xuyên đẩy mạnh; đồng thời phối hợp với cấp có thẩm quyền xử lý đối với các tổ chức, cá nhân gây ô nhiểm môi trường.

* Về lĩnh vực văn hóa xã hội: Có nhiều tiến bộ, trình độ dân trí từng bước được nâng cao, đời sống tinh thần của nhân dân không ngừng cải thiện.

 - Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển, trên địa bàn xã có 06 trường học gồm: 02 trường trung học cơ sở, 03 trường tiểu học, 02 trường mầm non công lập. Hiện nay, có 2/6 trường đạt chuẩn quốc gia, những năm qua các trường thường xuyên được quan tâm đầu tư duy tu, nâng cấp cơ sở vật chất với số tiền 957 triệu đồng. Chất lượng dạy và học có nhiều tiến bộ; tỷ lệ lên lớp của tiểu học hàng năm đạt 99%, tỷ lệ lên lớp của THCS đạt 100%; tỷ lệ học sinh khối lớp 5 được hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp đạt trên 99,2%, hiện nay xã đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.

- Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, chú trọng. Hệ thống y tế cơ bản đã được đầu tư hoàn thiện, trang thiết bị dụng cụ y tế cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho Nhân dân, Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Hiện nay, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 63%.

 - Hoạt động văn hóa, văn nghệ -TDTT được tổ chức thường xuyên, nội dung, hình thức phong phú. Toàn xã 06 nhà văn hóa cộng đồng và hội trường thôn, có 04 điểm vui chơi cho trẻ em và người cao tuổi, phục vụ được một phần nhu cầu thể dục thể thao của người dân trong thôn, buôn vui chơi giải trí, thể dục thể thao góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho Nhân dân trên địa bàn xã. Trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa, xã có 10/11 thôn, buôn được công nhận và giữ vững danh hiệu thôn, buôn văn hoá, đạt tỷ lệ 91% ; có 1156/1420 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa, đạt 82%.

- Công tác an sinh xã hội luôn được quan tâm thực hiện. Các chế độ chính sách đối với người có công, thân nhân liệt sỹ, thương binh, gia đình chính sách, người tàn tật, người cao tuổi, người nghèo v.v.. được thực hiện đảm bảo. Công tác tuyên truyền, vận động giúp nhau phát triển kinh tế, nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cũng luôn chú trọng. Trong 08 năm, đã xóa 17 nhà tạm; hộ nghèo toàn xã giảm còn 71 hộ (4,9%); hộ cận nghèo trên địa bàn 142 hộ (10%).

- Công tác dân tộc, tôn giáo được triển khai thực hiện đảm bảo; nhu cầu chính đáng của các tổ chức tôn giáo được địa phương quan tâm, tạo điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.

* Về lĩnh vực quốc phòng - an ninh: Tình hình an ninh chính trị luôn giữ vững ổn định; trật tự an toàn xã hội được kiềm chế. Hàng năm vận động thanh niên tham gia lên đường nhập ngũ đều đạt trên 100% chỉ tiêu trên giao; công tác xây dựng và huấn luyện lực lượng dân quân đảm bảo đúng kế hoạch.

* Về công tác xây dựng hệ thống tổ chức chính trị: Luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Hiện nay, Đảng bộ xã có 20 chi bộ trực thuộc, trong đó có 11 chi bộ thôn, buôn, 06 chi bộ trường học, 01 chi bộ y tế, 01 Chi bộ quân sự , 01 chi bộ Công an xã, với 252 đảng viên. Để củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức được tham gia các lớp đào tạo để nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như lý luận chính trị. Đội ngũ cán bộ, công chức đã cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ đại học đạt 64%, trình độ lý luận chính trị đạt 72%. Cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới, thành phần dân tộc thiểu số cũng được thực hiện đảm bảo, tỷ lệ cán bộ, công chức nữ chiếm 28%. Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ vững về chuyên môn, nghiệp vụ, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể từ xã đến thôn, buôn luôn tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tích cực nghiên cứu, học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Gắn với tổ chức triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII; phát huy vai trò giám sát, phản biện, góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, đúng đắng của cấp ủy, quản lý điều hành của chính quyền cùng với tinh thần phối hợp tổ chức thực hiện của Mặt trận, đoàn thể từ xã đến thôn, buôn. Hàng năm, có 95% chi bộ trực thuộc đạt trong sạch vững mạnh; Đảng bộ xã luôn được cấp trên công nhận danh hiệu trong sạch vững mạnh

Với những kết quả đã đạt được như trên, xã Ea Siên đã được UBND tỉnh Đắk Lắk công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2018 theo Quyết định số: 3601/QĐ - UBND  ngày 28 tháng 12 năm 2018 về việc công nhận xã Ea Siên, Thị xã Buôn Hồ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018.

4. Một số món ăn và bánh truyền thống của địa phương

Thịt heo quay

Heo quay là món ăn đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ của người Tày, Nùng ở Ea Siên. Tuỳ vào quy mô của sự kiện người ta sẽ quay những con heo với trọng lượng khác nhau: các dịp tết Thanh minh (3/3 âm lịch), So loọc (6-6 âm lịch), Slíp slí (14-7 âm lịch), thường thì 5-6 gia đình sẽ cùng nhau đụng 1 con heo khoảng từ 40-50kg móc hàm; trong lễ cưới người ta thường quay 3-4 con heo, mỗi con nặng từ 70-80kg, thậm chí có gia đình quay heo nặng hơn tạ.

Thời gian quay heo tuỳ vào trọng lượng của heo và mức độ toả nhiệt của than, thường con heo khoảng 40-50kg móc hàm thường quay trong vòng 3-4 tiếng. Quy trình quay heo gồm: Thịt heo, làm sạch; mổ bụng, moi hết nội tạng; xiên đòn từ khấu đuôi lên thẳng mồm con heo, lấy lạt buộc cố định chân, buộc cố định xương sống vào đòn; tẩm ướp gia vị (lá mác mật, giấm, muối…) rồi cho vào trong bụng và khâu lại; cho heo vào quay trên than hồng khoảng 10-15’ rồi nhấc ra, đem nước nóng có pha mật ong lau qua để khi heo chín bì có màu vàng và giòn; tiếp tục cho heo vào quay đều trên than hồng, trong quá trình quay chú ý điều chỉnh than để nhiệt toả đều; khi bì heo chín phải dùng cây nhọn để châm vào để bì không bị nứt; khi heo chín tới người ta nhấc ra đợi đến khi nguội thì chặt, lúc chặt người ta xếp lớp bì lên mặt đĩa cho đẹp và dễ ăn. Thịt heo quay chấm với nước xì dầu là ngon nhất

Thịt vịt quay

Vịt quay là món ăn ngon nổi tiếng ở Ea Siên. Để có được con vịt quay ngon người ta phải chọn loại vịt bầu, giống vịt mình to thịt dầy. Một con vịt thường được quay từ 40-60 phút, tuỳ thuộc vào trọng lượng vịt và mức độ nóng của than. Quy trình quay vịt gồm: Thịt vịt, làm sạc lông, moi hết nội tạng; xiên đòn từ dưới phao câu lên ức con vịt, buộc cố định chân và cổ vào đòn; cho gia vị vào bụng vịt (lá mác mật, gừng băm nhỏ, tàu choong, giấm, muối…) rồi khâu kín lại; đem quay vịt trên than hồng, khi bì vịt nóng lên người ta bắc ra và quét mật ong đều, để khi chín bì vịt có màu vàng và thơm; tiếp đó người ta quay đến khi thịt chín tới thì nhấc ra, chờ vịt bớt nhiệt thì đem chặt.

Khau nhục

Khau nhục là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ của người Tày, Nùng nhất là trong đám cưới. Quy trình làm khau nhục rất công phu và cầu kỳ: Chọn thịt heo ba chỉ, độ dày thịt vừa phải, trọng lượng một miếng khoảng 0,5-0,6kg; cạo sạch lông rồi luộc chín thịt; dùng que nhọn châm khắp bì rồi ngâm miếng thịt vào chậu giấm; tẩm miếng thịt trong gia vị gồm húng lìu, xì dầu, nước mắm; chao vàng miếng thịt; gia vị đi kèm với khau nhục bao gồm tàu soi, tàu choong, tàu phù nhĩ, khoai môn hoặc khoai lang, tỏi giã nhuyễn… (để gia vị lót dưới đáy bát, đặt miếng khau nhục lên trên); thái miếng thịt thành 10 miếng (tương ứng 1 mâm cỗ có 10 người), đặt thịt lên trên da vị; lật bát khau nhục vào một bát khác, để phần thịt nằm ở dưới, gia vị nằm bên trên; cho khau nhục vào nồi hấp cách thuỷ khoảng 3-4 giờ, khi nào thịt chín nhừ là xong; khi ăn người ta lật khau nhục sang một bát khác để gia vị nằm bên dưới, thịt nằm bên trên.

          Bánh lá gai

Bánh gai là một thứ quà quê quen thuộc với nhiều người. Bánh gai Hải Dương ngon có tiếng, bánh ít lá gai Nam bộ cũng thật hấp dẫn… nhưng bánh gai của người Tày, Nùng thì phải nói khá là đặc biệt.

 

           Bánh gai gắn liền với một truyền thuyết. Người dân nơi đây vẫn kể rằng vào thời vua Lý Thái Tông (đầu thế kỷ 10), giặc Tống sang xâm lược nước ta, thủ lĩnh của người Cao Bằng là Nùng Trí Cao đã chỉ huy quân dân vùng biên ải đánh giặc. Đồng bào làm bánh gai cho các chiến binh đem theo làm lương khô ra trận. Bánh được xâu thành từng cặp để đeo bên người cho tiện cho nên người Tày, Nùng gọi là pẻng tải (bánh đeo). 
         Gạo để làm bánh phải là loại nếp ngon, không lẫn tẻ, có vậy bánh mới mềm và dai, ăn không cứng. Nếp được ngâm chừng một buổi cho no nước, xay trong cối đá thành một thứ bột đặc sánh, đựng trong túi vải, treo lên cho róc nước.
        Lá gai đã được hái về từ trước, tước bỏ gân lá, phơi khô. Lá khô đem ninh, khi đun bỏ thêm chút vôi tôi cho mau nhừ. Xong, rửa sạch, vắt khô, thái mịn. Đường phên (một loại đường thẻ, miếng to chừng bàn tay) đun cho sôi chảy rồi trộn với lá gai thành một thứ mật sền sệt. Người ta nhào mật này với bột cho đều rồi đem giã trong cối đá cho thật nhuyễn.
        Bột giã xong có màu xanh đen, mịn màng, dẻo quánh. Mùi nếp, mùi mật, mùi lá gai quyện vào nhau thơm nức.
         Bánh gai gói bằng lá chuối, hình dẹt. Nhân bánh gai được làm bằng lạc rang giã nhỏ hoặc đỗ xanh trộn đường. Bánh hấp trong chõ như đồ xôi. Từ lúc nước sôi cho đến khi bánh chín, chừng tàn
         Khi ăn, không thể lột bỏ lá bánh một cách vội vàng được. Phải thong thả tước lá thành từng sợi để bánh khỏi dính theo lá. Chiếc bánh bóc ra đen nhánh, mịn màng như một lát thạch. Bánh có vị ngọt sắc của đường, vị dẻo thơm của nếp và lá gai, vị bùi của nhân đậu. Ăn không ngấy.
         Bánh gai có thể để nhiều ngày mà không sợ mốc. Nếu để lâu, bánh khô, người ta có thể đem nướng trên than hồng, bánh nở phồng, ăn vẫn ngon. Hoặc có thể đem rán lại cho bánh mềm, ăn có vị ngon riêng.
        Trước kia, người Tày Nùng thường chỉ làm bánh gai vào dịp rằm tháng bảy, vừa để cúng tổ tiên, ông bà vừa để ôn lại câu chuyện về những ngày hào hùng xưa kia. Giờ đây bánh trở thành một món quà dân dã, thường có bán trong những ngày chợ phiên, những quán nước.

 

Bánh tro

Bánh tro thường được làm vào dịp tết  Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch), người Tày - Nùng làm bánh tro (bánh gio) để cúng tổ tiên. Đây là một nét ẩm thực rất độc đáo, món ăn hấp dẫn không thể thiếu của người Tày – Nùng trong dịp tết này.

Theo dân gian, khi ăn bánh tro và một ít hoa quả trong bữa ăn sáng của ngày Tết Đoan Ngọ thì  sẽ diệt được sâu bọ, giun sán trong người. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là "Tết giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài gây hại cho cây trồng. Bánh tro, ngay cái tên gọi đã khiến người nghe liên tưởng đến một món ăn đậm chất của Người Tày - Nùng. Thực vậy, cũng như những món bánh khác, bánh tro là một món ăn dân dã, mộc mạc, dễ làm và rất ngon.

Nguyên liệu để làm bánh gồm: gạo nếp, nước tro, nước vôi trong, lá cây chít hoặc lá dong, lá chuối. Gạo để làm bánh phải là loại gạo nếp cái hoa vàng, vo gạo rồi để ráo nước. Nước tro hòa với nước vôi trong có màu vàng hổ phách mới đạt yêu cầu, sau đó cho gạo vào ngâm đến khi nước ngấm vào gạo. Khi vớt gạo lên để gói bánh cần phải rửa qua nước, cho thêm một chút muối và để ráo. Lá dùng để gói bánh tro được luộc qua, tước hết phần gân lá cho mềm, dai và dễ gói hơn. Lá phải được lau khô trước khi gói bánh.

Người dân Tày Nùng thường gói bánh dài giống như chiếc chuôi liềm, hoặc hình khối tam giác. Khi buộc bánh cũng không được chật quá để khi luộc hạt gạo có thể nở và chín đều. Nước luộc bánh cũng cho một ít nước tro, đổ nước ngập hơn bánh ít nhất khoảng 10 - 20 cm. Bánh được luộc từ 3 - 5 giờ và vớt ra để nguội. Bánh tro có thể để được lâu ngày.

Một chiếc bánh tro đạt yêu cầu phải tạo được cảm giác ngon ngay từ khi mới bóc ra, cắt từng miếng nhỏ, chấm với đường mật mía. Khi đưa miếng bánh tro vào miệng bao giờ cũng cảm nhận cái hương vị mát đầu tiên của bánh rồi đến vị ngọt của mật mía quyện cùng vị dẻo của gạo nếp. Đó là vị riêng có của bánh tro của Người Tày - Nùng.

Xôi bảy màu

Đây là món ăn được làm vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm hay còn gọi là tết thanh minh. Xôi bảy màu của người tày nùng ngoài giá trị ẩm thực còn có giá trị về tâm linh sâu sắc

 Bảy màu của xôi (hồng, đỏ tươi, đỏ thắm, xanh cửu long, xanh vàng, xanh lá chuối, vàng) thường được tạo ra từ các loại cây lá (cây cẩm hoa, cây hoa vàng, cây nghệ…).  Nguyên liệu làm xôi vàng là hoa cay hoa vàng đã được phơi khô, khi dùng thì mang ra luộc lấy nước với một ít muối, nếu nhiều muối thì xẽ bị nhạt màu, sau đó lọc để nguội rồi đem ngâm gạo. Xôi đỏ tươi thì dùng lá xôi đũa luộc kỹ, cũng lọc lấy nước để nguội rồi dùng để ngâm gạo. Loại xôi tím cũng dùng lá xôi đũa nhưng đem giã với tro bếp. Trước khi giã đem đốt qua lửa cho héo. Lượng tro cũng cho vừa phải nhưng phải là tro than củi, còn tro cỏ rác, rơm rạ thì không được vì nó không có độ mặn, chất màu không ngấm sâu, xôi sẽ bị bạc màu. Xôi màu xanh nước biển thì dùng lá xôi hoa giã với tro bếp, lọc rồi đem ngâm gạo nếp, khi đồ sẽ ra màu xanh nước biển. Nhưng lượng tro và thời gian ngâm cũng vừa phải, làm sao khi vớt gạo ra có màu xanh lơ đến khi đồ thì vừa, nếu khi vớt gạo mà đã có màu xanh nước biển thì xôi lên sẽ ngả màu quá đậm, chuyển sang màu chàm. Xôi màu xanh lá gừng thì cách làm phức tạp hơn. Phải dùng gạo nếp đã ngâm ra màu vàng rồi mới lại ngâm nước xôi hoa loại màu xanh nước biển với lượng vừa phải. Nếu thiếu nước tro lá xôi hoa thì sẽ ra màu nõn chuối hoặc nếu nước xôi hoa quá nhiều thì cũng tạo màu xanh đậm, không đẹp. Xôi màu nâu cũng phức tạp như xôi màu xanh lá gừng. Trước hết phải ngâm gạo nếp màu đỏ cờ. Sau đó lại đem ngâm nước lá xôi đũa giã gio, một giờ sau vớt ra sẽ ra màu nâu. Cuối cùng là xôi đỏ thẫm. Xôi này khó nên rất ít người làm. Loại xôi này phải dùng gạo nếp đã nhuộm đỏ sau đó ngâm với lá xôi hoa với một tỷ lệ ít. Thông thường ngâm nước xôi hoa lần thứ hai. Khi ngâm gạo nếp màu đỏ sẽ giảm màu cờ tạo thành màu đỏ thẫm, không phải màu nâu, cũng không phải màu tím mà là màu đen thẫm. 

          Gạo nấu xôi là loại gạo nếp hạt to, dài. Trước khi nấu, nếp nương được ngâm trong nước khoảng 12 giờ, sau đó cho nước màu được làm từ các loại cây lá trong rừng vào ngâm khoảng 3 giờ nữa cho ngấm màu. Tiếp đó, gạo được đãi lại rồi để riêng mỗi màu một góc trong nồi. Xôi được nấu trong khoảng 1,5- 2 giờ. 

Bánh dầy là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, bánh mỗi vùng miền lại có mùi vị, cách chế biến khác nhau. Bánh dầy của người Tày và người Nùng, xã Ea Siên thị xã Buôn Hồ cũng có những đặc trưng rất riêng biệt.

Nguyên liệu làm bánh gồm gạo nếp nương, các loại củ quả, lá cây trên rừng như củ nghệ, lá cây kim lông. Bánh dầy của người Nùng, Tày có rất nhiều màu sắc, hương vị: màu trắng, vàng, đỏ. Nếu để làm bánh dầy đơn giản từ gạo, có màu trắng thì lựa gạo nếp nương loại ngon để làm. Còn nếu muốn tạo ra bánh màu vàng, đỏ thì dùng củ nghệ, lá cây kim lông đem giã hoặc đun sôi lọc lấy nước. Đem nước này ngâm với gạo đã vo sạch, ngâm qua đêm. Sáng hôm sau đem gạo đã ngấm màu nước nghệ, lá kim lông đi đồ kỹ. Khi được đem giã trong cối đá, dùng chày tre để giã. Đây là công việc đòi hỏi sức vóc, muốn giã được phải 2 người cùng đứng giã. Nếu giã không nhuyễn ăn thấy hạt gạo, sẽ mất ngon. Khi giã bánh xong, người ta đem nặn bánh thành nhiều hình thù, kích thước khác nhau, có cái to bằng bàn tay, có cái to bằng cái đĩa, có cái hình tròn, có cái dài hình bầu dục...

Bánh dầy nơi đây được làm hoàn toàn thủ công từ bàn tay khéo léo của người dân tộc Tày, Nùng. Bánh có mùi thơm của gạo, màu sắc bắt mắt của các loại rau, củ, quả. Khi ăn vào thấy vị thanh thanh, thơm mát.

Bánh thể hiện lòng biết ơn của người dân tộc vùng cao đối với cha ông và đất trời xứ sở. Đồng thời mang ý nghĩa tổng kết sau một năm thu hoạch. Mỗi gia đình đều làm bánh mời các nhà khác đến ăn, chúc tụng nhau một năm làm ăn thắng lợi./.

    

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ EA SIÊN

Cơ quan chủ quản: Ủy Ban nhân dân xã Ea Siên

Cơ quan thường trực: Đảng ủy và Văn phòng HĐND, UBND xã

Trưởng Ban biên tập: Ông Nguyễn Quốc Cường - Chủ tịch UBND xã

Trụ sở: xã Ea siên

Điện thoại: 0973103123 Fax: Email: buonho@daklak.gov.vn

Thực hiện bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk